[Theravada] Đại Niệm Xứ Tường Giải - Pa Auk Sayadaw (Bộ 2 Quyển)

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Pa Auk Sayadaw NXB: Tôn giáo Hình thức: Bìa Mềm Tay Gấp
Giá bán: 190.000 VNĐ

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Xưa

>> Tủ sách Triết học

>> Sách Thầy Viên Minh

>Phật Giáo Nguyên Thủy

>Vật Phẩm Phật Giáo (New)

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Khách hàng mua sản phẩm này cũng mua

 

Mô tả sản phẩm

“Ở đây, này các tỳ-kheo, một số người lầm lạc kia học Pháp - kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tăng hữu pháp, Phương quảng – nhưng sau khi học các pháp ấy, họ không quán sát ý nghĩa của lời dạy đó với trí tuệ. Do không quán sát lời dạy đó với trí tuệ, họ không có được sự chấp nhận theo suy tư về Pháp. Thay vào đó họ học pháp chỉ vì lợi ích chỉ trích người khác và để chiến thắng trong các cuộc tranh luận, và họ không đạt được lợi ích nào mà vì mục - đích đó họ học pháp. Những pháp họ học, do bị nắm bắt sai lầm, dẫn đến sự tai hại và khổ đau lâu dài cho họ.

Ví như một người cần một con rắn, đi tìm rắn, lang thang đi tìm rắn, thấy một con rắn lớn bèn nắm lấy thân hay nắm lấy đuôi của nó. Con rắn sẽ quay trở lại và cắn vào tay hay vào chân của người ấy, và vì lý do đó người ấy sẽ đi đến cái chết hoặc đau khổ gần như chết. Vì sao thế? Vì người ấy nắm lấy con rắn sai cách. Cũng vậy, ở đây (trong giáo pháp này) có một số người lầm lạc học Pháp...Những Pháp ấy, do bị họ nắm bắt sai cách, dẫn đến sự tai hại và khổ đau lâu dài cho họ.

Ở đây, này các tỳ-kheo, một số thiện nam tử học Pháp - kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh (chuyện tiền thân), Vị tằng hữu pháp, Phương quảng (vấn và đáp) – và sau khi học các pháp ấy, họ quán sát ý nghĩa của lời dạy đó với trí tuệ. Do quán sát lời dạy đó với trí tuệ, họ có được sự chấp nhận theo suy tư về Pháp. Họ không học pháp vì lợi ích chỉ trích người khác hoặc vì lợi ích chiến thắng trong các cuộc tranh luận, và họ đạt được lợi ích mà vì mục đích đó họ học pháp. Những pháp họ học, do được nắm bắt đúng cách, dẫn đến sự an vui và hạnh phúc lâu dài cho họ.

Ví như một người cần rắn, đi tìm rắn, lang thang đi tìm rắn, thấy một con rắn lớn và nắm lấy nó đúng cách với một cây chĩa hai, sau khi đã đè nó bằng cây chĩa hai, nắm nó đúng cách bằng cổ. Và mặc dù con rắn có thể quấn quanh tay hay quanh chân của người ấy, nhưng người ấy vẫn không đi đến cái chết hoặc đau khổ gần như chết vì lý do đó. Vì sao thế? Vì người ấy nắm lấy con rắn đúng cách. Cũng vậy, ở đây (trong giáo pháp này) có một số thiện nam tử học Pháp...Những Pháp ấy, do được họ nắm bắt đúng cách, dẫn đến sự an vui và hạnh phúc lâu dài cho họ.”

Khi chúng ta luận bàn Pháp, chúng ta không nên thích chỉ trích, mà nên nói theo những gì đã được ghi lại trong Kinh Điển và Chú giải Pāļi, với mục đích tự giải thoát mình khỏi sự khổ đau của vòng luân hồi (Samsāra). Chúng ta chỉ nên nói sự thực. Cũng giống như khi chúng ta luận bàn về những điểm của Giới Luật (Vnaya) chúng ta nên nói theo những gì đã được Đức Phật đề ra, và không bao giờ có ý định chỉ trích những vị tỳ-kheo không giữ giới luật một cách đúng đắn. Nếu bất cứ khi nào chúng ta luận bàn giới luật mà có ý định chỉ trích, thời sẽ không còn một cuộc luận bàn giới luật nào nữa và cũng không ai còn có thể học luật được nữa. Cũng vậy, chúng ta luận bàn Pháp không vì mục đích chỉ trích mà vì muốn tiêu diệt những phiền não của chúng ta và chứng đắc Niết-bàn, như đã được Đức Phật nói rõ trong Kinh Đại Niệm Xứ (Mahasatipatthana Sutta):

“Này các tỳ-kheo, đây là con đường độc nhất để tịnh hoá các chúng sinh, để vượt qua sầu và bị, để đoạn tận khổ và ưu, để đạt đến chánh đạo và để chứng ngộ Niết- bàn, đó là tứ niệm xứ.”

Tôi hy vọng rằng tất cả chúng ta sẽ luôn luôn ghi nhớ trong tâm mục đích tối hậu của đời mình và bước trên chánh đạo hướng đến mục đích đó không đi trệch đường.

Tôi xin kết luận bài tựa bằng việc nhìn nhận những đóng góp của nhiều người khác giúp cho sự hoàn thành tập sách này. Trong tập sách tôi đã rút rất nhiều tư liệu từ Con Đường Chánh Niệm (The Way of Mindfulnes), một bản dịch tếng Anh của Ngài Soma Thera về bài Kinh Đại Niệm Xứ (Mahasatipatthana Sutta) cùng với chú giải và phụ chú giải của nó. Một số các vị đệ tử của tôi đã giúp hiệu đính lại bản dịch Anh ngữ và dịch nó sang tiếng Trung Hoa. Đại Học Phật Giáo Hong Shih và Hội Phật Giáo Penang đã cung cấp cho chúng tôi những phương tiện, như máy vi tính, máy in, giấy in, để hoàn thành cuốn sách này. Tôi cũng xin cám ơn các thí chủ giàu lòng hảo tâm sẽ in cuốn sách này vị lợi ích của nhiều người.

Cuối cùng, tôi muốn chia phần công đức khiêm tốn nhất của tôi từ việc thuyết giảng và trả lời những câu hỏi được ghi lại trong cuốn sách này đến tất cả chúng sinh đồng đều nhau cả thảy. Cầu mong mọi người sớm chứng đắc Niết-bàn.

Pa Auk Tawya Sayadaw.

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)

- SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Kích thước
14 x 20 cm
Lượt xem
236
Trọng lượng
800 gr

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét